Những lưu ý khi đi du lịch Nhật Bản

Trước khi đặt chân đến một miền đất xa lạ với những nét văn hóa mới, con người mới…chúng ta không khỏi băn khoăn và lo lắng chuẩn bị hành trang cho chuyến đi của mình.
Dưới đây là một số những thông tin du khách cần biết.

01. KHÁCH SẠN
– Trong khách sạn tại Nhật có đầy đủ bàn chải và kem đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dép slipper đi trong phòng, nên từ Việt Nam không cần phải mang theo.
– Trong khách sạn có từ 7-9 kênh truyền hình TV xem miễn phí, nhưng cũng có những kênh phải trả tiền, mua card nơi máy bán tự động đặt ở gần thang máy mỗi tầng lầu, rồi cho card vào máy TV mới xem được.
– Nếu quý khách sử dụng các đồ uống có trong tủ lạnh (mini bar) hoặc gọi điện thoại từ khách sạn, sẽ phải tự thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng.
– Hướng dẫn viên có thể mua dùm cho quý khách những loại thẻ điện thoại.
– Quý khách lưu ý cẩn thận hành lý trước khi rời khách sạn đi tham quan, không để các đồ quí hoặc tiền bạc trong hành lý để tại khách sạn.

02. THỜI TIẾT VÀ TRANG PHỤC
– Mùa đông ở Nhật Bản kéo dài từ tháng 12 tới tháng 2, chúng ta sẽ gặp những trận bão tuyết lớn trên các phần đất phía tây của Nhật Bản. Vào cuối tháng 3 cũng là mùa Hoa Anh Đào nở, đây cũng là mùa tốt nhất để du khách tới tham quan đất nước Nhật Bản.

– Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 . Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, độ nóng của mùa hè cao nhất là vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn.  Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.

– Mùa xuân là mùa đẹp nhất tại Nhật Bản; trời ít mưa và không gian quang đãng. Khí hậu không còn quá lạnh như mùa đông cũng không quá nóng như mùa hè mà mát mẻ và rất dễ chịu. Tuy nhiên, cũng có khi nhiệt độ xuống khoảng 15 độ. Bạn nên chuẩn bị một chiếc áo khoác đủ ấm, không cần quá dày để hành lý gọn nhẹ hơn.

03. ĂN UỐNG
Các bữa ăn chính thường nhạt và không cay so với các món ăn của Việt Nam, nên quý khách có thể mang theo ớt, (lưu ý, nên mua những lọ ớt ở siêu thị có nắp đậy cẩn thận), Quý khách có thể mang theo ít mỳ gói ăn liền để ăn thêm, hoặc ít ruốc, chà bông phòng hờ. Tuyệt đối không được mang hoa quả và thức ăn tươi sống khi nhập cảnh vào Nhật bản.

04. TIỀN TỆ
Đơn vị tiền tệ của Nhật là đồng Yen, hiện tại hối xuất vào thời điểm ngày 29/8/2011 (1 JPY = 273 $VN). Không sử dụng được tiền VN và tiền US khi mua sắm ở Nhật, nhưng có thể đổi từ tiền US qua tiền Yen ở ngân hàng. Nên đổi tiền Yen ở Việt Nam trước thì tốt hơn (vì tỉ giá tốt hơn ở Nhật). Nếu du lịch ở Nhật, không nên đổi tiền Việt sang tiền UD dollar, rồi sau đó lại phải đổi từ USD sang tiền Yen Nhật, thì sẽ bị mất lệ phí chuyển đổi 2 lần.

05. MUA SẮM
Những loại hàng điện tử, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, nếu mua tại Nhật thì có thể rẻ hơn nhiều so với Việt Nam hoặc nước khác, ngoài ra chất lượng cũng tốt và bảo đảm hơn. Quý khách có thể yên tâm, tiền nào của đó và không sợ đồ giả mạo.

06. HÀNH LÝ VÀ THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH
– Hành Lý: Quý khách được mang theo hành lý mỗi người là 40 kg (Kể cả lượt đi cũng như lượt về). Nếu quý khách mang quá kí lô, Quý khách phải tự trả chi phí quá cước cho mỗi kg tương đương 06 USD. Hành lý ký gửi, để riêng ra cho trưởng đoàn làm thủ tục gửi hành lý. Hành lý xách tay phải gọn nhẹ không quá 7 kg (để vừa trong khoang hành lý trên máy bay).
– Khi đi du lịch, tránh mang những vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa… Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự, hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
– Tất cả mẫu khai xuất nhập cảnh và hải quan tại Việt Nam và nước ngoài, đều đã được nhân viên của Công ty Vintour điền giúp. Khi hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu, xin nộp hộ chiếu và các giấy tờ có liên quan cho hướng dẫn viên bảo quản, tránh thất lạc.
– Ngoại tệ mang theo khi đi du lịch trên 7.000 USD phải khai báo với hải quan, dưới 7.000 USD không phải khai báo. Nếu mang quá số tiền qui định phải có giấy phép của Thống đốc ngân hàng.
– Hành lý cá nhân, tiền bạc, đồ trang sức… Quý khách tự bảo quản, hoặc có thể nhờ hướng dẫn viên gửi tại két của khách sạn. Các máy quay phim và điện thoại di động chuyên dùng cần khai báo rõ kí hiệu, số máy vào tờ khai Xuất Nhập Cảnh. Không nên mang theo những nữ trang có giá trị lớn.
– Lưu ý: những mặt hàng mua tại nước ngoài từ 300 USD trở lên cho một mặt hàng, khi về đến VN sẽ bị đánh thuế theo giá trị của mặt hàng đó với giá hiện thời tại Việt Nam.

07. ĐIỆN THOẠI:
– Nếu mang máy điện thoại di động từ Việt Nam đi, có thể dùng được, nhưng cần phải đăng ký Roaming trước từ Việt Nam, phí gọi sẽ được tính tiền bằng cuộc gọi điện thoại quốc tế 2 chiều.
Cách gọi về VN: nhấn 001-010 (mã quốc tế) + 84 (mã VN) + mã tỉnh, TP (bỏ số 0 đầu) + số cần gọi.
– Nếu muốn thuê máy điện thoại di động, thì có thể nhờ hướng dẫn viên thuê tại phi trường. (Nhưng người sử dụng phải trả lệ phí bằng Credit Card.) + Phí đặt cọc điện thoại khoảng 20,000 JPY.
– Ngoài ra, có thể mua card điện thoại để dùng gọi từ điện thoại công cộng, điện thoại công cộng ở Nhật Bản rất thuận tiện vì ở đâu cũng có, kể cả ở loppy của khách sạn, hoặc ở ngoài đầu đường phố.
Cách gọi: nhấn 001-010 (mã quốc tế) + 84 (mã VN) + mã tỉnh, TP (bỏ số 0 đầu) + số cần gọi.

08. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHÁC:
– Mỗi người nhớ mang theo card có tên và địa chỉ, số tel. của khách sạn hoặc của hướng dẫn viên, phòng trường hợp lạc đường.
– Giờ ở Nhật Bản nhanh hơn Việt Nam 02 giờ, quý khách nên điều chỉnh đồng đồ trong suốt thời gian ở Nhật.
– Mọi thay đổi, góp ý về chương trình tham quan đều phải thông qua Trưởng đoàn. Trưởng đoàn có trách nhiệm thông báo với hướng dẫn viên về sự thay đổi. Mọi thay đổi không có trong chương trình, khách phải tự thanh toán.
– Giữ nghiêm túc giờ giấc do trưởng đoàn và hướng dẫn viên đưa ra để tránh gây phiền phức cho cả đoàn. Khi tham quan hay mua sắm, nên đi theo đoàn. Quý khách cần tập trung đúng giờ và đúng điểm hẹn để chuyến đi thành công tốt đẹp.

có thể bạn quan tâm